Huyền Chiêu: Đời Sao Buồn Chi Mấy Cố Nhân Ơi*
Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015
Đoàn
Chuẩn, theo tôi, là nhạc sĩ được người dân miền Nam yêu mến nhất trong số những
nhạc sĩ không di cư vào Nam. Chỉ không đầy mười năm, kể từ năm 1948 đến năm
1956 ông đã sáng tác mười hai ca khúc đẹp long lanh, vẹn toàn như những viên
ngọc quý. Thuở ấy, những bài hát rất Hà Nội như Tình nghệ Sĩ, Lá Thư, Thu Quyến
Rũ, Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay, Lá Đổ Muôn Chiều… luôn là khuôn mẫu cho nét lịch
lãm trong tình yêu, trong cảm xúc cho người miền Nam. Vậy mà người nhạc sĩ đáng
yêu ấy đã phải tự nguyện sống 31 năm im tiếng để bảo toàn phẩm chất của mình và
trung thành với những ca khúc tiêu biểu nhất cho dòng nhạc lãng mạn tiểu tư
sản.
ĐỜI SAO
BUỒN CHI MẤY CỐ NHÂN ƠI*
Đoàn
Chuẩn, theo tôi, là nhạc sĩ được người dân miền Nam yêu mến nhất trong số những
nhạc sĩ không di cư vào Nam.
Chỉ
không đầy mười năm, kể từ năm 1948 đến năm 1956 ông đã sáng tác mười hai ca
khúc đẹp long lanh, vẹn toàn như những viên ngọc quý.
Thuở
ấy, những bài hát rất Hà Nội như Tình nghệ Sĩ, Lá Thư, Thu Quyến Rũ, Gửi Gió
Cho Mây Ngàn Bay, Lá Đổ Muôn Chiều… luôn là khuôn mẫu cho nét lịch lãm
trong tình yêu, trong cảm xúc cho người miền Nam. Vậy mà người nhạc sĩ đáng yêu
ấy đã phải tự nguyện sống 31 năm im tiếng để bảo toàn phẩm chất của mình và
trung thành với những ca khúc tiêu biểu nhất cho dòng nhạc lãng mạn tiểu tư
sản.
Đó
là một thời mà con người không có quyền sống với giấc mơ của riêng mình. Và nếu
có thì cũng phải sống dã dối, dấu chặt các cảm xúc riêng tư.
“Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”
Giấc
mơ này đã trở thành tai họa cho chàng trai Quang Dũng.
Tiếng
khóc vợ thảm thiết của Hửu Loan trong “Màu Tím Hoa Sim” đâu ngờ lại trở
thành chiếc thuyền lưu đày xô đuổi ông ra khỏi tập thể văn nghệ sĩ xã hội chủ
nghĩa.
Người
nghệ sĩ khi ấy đứng trước một chọn lựa không dể dàng: chết ôm trái tim thuần
khiết hay sống phản bội chính mình. Biết bao nhà văn, nhà thơ đã tự treo cổ tác
phẩm của mình để được đứng vào hàng ngũ công thần. Quá nhiều nhạc sĩ tự đào mồ
chôn những tình khúc lãng mạn của mình để chứng minh rằng não của mình đã được
tẩy. Hàng ngàn người trí thức, hàng ngàn văn nghệ sĩ đã dần dà bị hòa tan giống
như viên đường thả vào ly nước. Thương cho Đoàn Chuẩn. Ông kiên cường, rắn rỏi
như viên đá cuội mà nước chỉ làm cho nó sạch sẽ hơn mà thôi.
Trong
tình hình miền Bắc khẩn trương xây dựng xã hội chủ nghĩa, năm 1956, Đoàn Chuẩn
viết ca khúc “Gửi Người Em Gái Miền Nam” để nhớ người yêu đã di cư vào nam,
và ông vẫn gan lì với cảm xúc tràn ngập tình yêu mang màu sắc tiểu tư sản:
“Đêm tân xuân hồ Gươm sao long
lanh
Hoa mai rơi rủ nhau nơi phương xa
Đường phố vắng bóng người
“chạnh lòng tôi nhớ tới người em”
“Người em“ ấy vẫn mang dáng dấp của cô
tiểu thư Hà Nội năm nào:
“Đôi mắt em nói nhiều
Tha thướt như dáng Kiều
Ôi …tình yêu”
Bài
hát được ca sĩ Ngọc Bảo hát trên đài phát thanh miền Bắc và tất nhiên sau đó nó
bị “xét lại” và không còn được phép phổ biến.(https://www.youtube.com/watch?v=hFuGYE-weDY)
Có
lẻ đó cũng là sáng tác cuối cùng của Đoàn Chuẩn.
Nhạc
Đoàn Chuẩn chỉ nói đến một đề tài duy nhất là tình yêu. Một tình yêu vô cùng
đằm thắm và sang trọng. Công tử Đoàn Chuẩn giàu mà không hư. Đời chàng chỉ bị
hai thứ quyến rũ. Đó là mùa thu và những tà áo thiếu nữ.
Nhạc
sĩ là người lịch lãm nên người nữ của ông luôn là những cô gái ăn mặc đẹp nhưng
rất đoan trang khép nép.
Thật
thú vị khi nghe ông kể về nàng:
“em tôi ngập ngừng trong tấm áo
nhung”
Ngoài
chiếc áo sang trọng nàng còn phải trang điểm và khoác thêm chiếc khăn quàng tha
thướt:
“Em tôi đi màu son lên đôi môi
Khăn san bay lả lơi trên vai ai”
It
có người đàn ông nào nhỏ nhẹ, ân cần, chu đáo như ông:
“khi nào em đến với anh
Xin đừng quên chiếc áo xanh”
Yêu
“tà áo xanh“ nhưng ông lại cưới người
vợ thích mặc áo tím. Và thật cảm động khi ông nói về vợ mình trong những ngày
cách xa nhau ở núi rừng Việt Bắc.
“Chiều nay áo tím nhiều quá
Lòng thấy rộn ràng nhớ người”
Nhớ
người yêu thì nhiều nhưng nhớ vợ như ông là chuyện xưa nay hiếm:
“qua bao rừng núi anh về đây
Nhớ nhau từng phút, yêu từng giây”
Cho
nên không khó hiểu khi bà Đoàn Chuẩn nhiều lần thông cảm và tha thứ cho tội đa
tình của chồng.
Và
tôi, một người cũng rất dị ứng với thói đa tình của đàn ông cũng đã phải ước gì
tất cả đàn ông trên đời này đều yêu nhiều, yêu thắm thiết nhưng trong sáng,
thánh thiện như Đoàn Chuẩn.
Trong
tình yêu Đoàn Chuẩn là người đối nghịch với Phạm Duy. Phạm Duy luôn thưởng thức
tình yêu một cách tận tình:
“Yêu người xong chết được ngày mai”
Yêu
chưa được ông sẳn sàng biến thành ma quỷ:
“yêu như loài ma quái đi theo ai
cuối chân trời
Đi không nguôi kêu gào…”
(Phượng Yêu)
Ông
thưởng thức tình yêu như người đói chén sạch tô phở:
“Bàn tay đưa anh ra khỏi cuộc đời
Một mai kêu lên hơi thở tuyệt vời”
(Một Bàn Tay}
Đoàn
Chuẩn thì khác. Ông yêu rất sáng suốt, yêu mà vẫn tỉnh táo để ngước mắt lên
nhìn thấy “trời đất kia ngã màu xanh lơ”.
Tình
yêu của Đoàn Chuẩn không nồng nàn rực rỡ như vạt nắng mùa hạ, không u buồn,
lạnh lẽo như cơn gió mùa đông, không viên mãn, lộng lẫy như nụ hồng mùa xuân. Tình
yêu của ông là hơi thở dịu dàng của mùa thu:
“nhớ tới mùa thu năm nao gửi em
phong thư ngào ngạt hương”
Chàng
công tử Hà thành tài hoa, lịch lãm, đa tình đáng yêu ấy đã phải sống như thế
nào trong hoàn cảnh nhà cửa bị tịch thu, tài sản khánh kiệt, các ca khúc bị “gửi gió cho mây ngàn bay”?
Vậy
mà ông vẫn không đầu hàng, không gục ngã, không đánh mất chính mình.
Ông
sinh năm 1924 mất 2001.
Cám
ơn Ông vì đã sống quá đẹp.
----
(*) lời bài hát của Đoàn Chuẩn
----
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả từ Hải Ngọai ngày 06/12/2015
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét