Home
» Lý luận phê bình
» Các bài bình thơ Bùi Nguyệt (của Ngọc Ánh - Hoàng Tấn Đạt - Đinh Nam Khương)
Các bài bình thơ Bùi Nguyệt (của Ngọc Ánh - Hoàng Tấn Đạt - Đinh Nam Khương)
Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015
Ngọc
Ánh bình bài thơ “Đường đời” của Bùi Nguyệt
Thứ
năm - 17/10/2013 12:17
Thơ là
cộng hưởng của tâm hồn và trí tuệ, là tiếng hát của con tim cất lên khi trầm,
khi bổng tùy theo cảm xúc, xuất xứ của nó. Có người lấy thơ để thả hồn vào trời
trăng mây nước, có người làm thơ là phương tiện để giao lưu, ngâm vịnh… Còn Bùi
Nguyệt lấy thơ làm người bạn tri âm, tri kỷ, là một bờ vai, một điểm tựa tinh
thần không thể thiếu vắng trong cuộc sống của nhà thơ. Cũng như ngày xưa, ông
Phùng Quán cũng đã thốt lên ”Những lúc ngã lòng tôi vịn câu thơ mà đứng dậy”.
Có nằm trong những hoàn cảnh ấy, chúng ta càng thấy đồng cảm với nhà thơ: Tìm
trong hơi ấm vần thơ Kết thành vạt nắng xua mờ màn sương ...
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Bùi Nguyệt
Quê
quán: Hà Nội
Định
cư tại: CHLB Đức
Hôi
Văn Học Nghệ Thuật Thành phố Chemnitz, CHLB Đức
homthu. bimbenbon@yahoo.de
_______
NGOC ÁNH BÌNH BÀI THƠ ĐƯỜNG
ĐỜI CỦA BÙI NGUYỆT
ĐƯỜNG ĐỜI
(Thơ
Bùi Nguyệt)
Tìm trong hơi ấm vần thơ
Kết thành vạt nắng xua mờ màn sương
Sáng tâm hồn đẹp văn chương
Quê hương chắp cánh tình thương sóng trào
Sao khuya gợi nhớ đêm nào
Ấm êm tình mẹ ngọt ngào lời ru
Sắc vàng đan áo mùa thu
Gió heo may cũng lãng du lưng trời
Tìm trong đắng đót những lời
Ngăn luồng cát bụi dập vùi đam mê
Gập ghềnh mê lộ tái tê
Gạn trong nỗi nhớ câu thề chơi vơi
Bài thơ vá lại đường đời
Vọng trong sâu thẳm một thời bình yên.
Bùi Nguyệt
Chemnitz, CHLB Đức
Tìm trong hơi ấm vần thơ
Kết thành vạt nắng xua mờ màn sương
Sáng tâm hồn đẹp văn chương
Quê hương chắp cánh tình thương sóng trào
Sao khuya gợi nhớ đêm nào
Ấm êm tình mẹ ngọt ngào lời ru
Sắc vàng đan áo mùa thu
Gió heo may cũng lãng du lưng trời
Tìm trong đắng đót những lời
Ngăn luồng cát bụi dập vùi đam mê
Gập ghềnh mê lộ tái tê
Gạn trong nỗi nhớ câu thề chơi vơi
Bài thơ vá lại đường đời
Vọng trong sâu thẳm một thời bình yên.
Bùi Nguyệt
Chemnitz, CHLB Đức
LỜI BÌNH CỦA NGOC ÁNH
Thơ là cộng hưởng của tâm
hồn và trí tuệ, là tiếng hát của con tim cất lên khi trầm, khi bổng tùy theo
cảm xúc, xuất xứ của nó. Có người lấy thơ để thả hồn vào trời trăng mây nước,
có người làm thơ là phương tiện để giao lưu, ngâm vịnh… Còn Bùi Nguyệt lấy thơ
làm người bạn tri âm, tri kỷ, là một bờ vai, một điểm tựa tinh thần không thể
thiếu vắng trong cuộc sống của nhà thơ. Cũng như ngày xưa, ông Phùng Quán cũng
đã thốt lên ”Những lúc ngã lòng tôi vịn câu thơ mà đứng dậy”. Có nằm trong
những hoàn cảnh ấy, chúng ta càng thấy đồng cảm với nhà thơ:
Tìm trong hơi ấm vần thơ
Kết thành vạt nắng xua mờ màn sương
“Hơi ấm vần thơ” là luồng
sinh khí nuôi dưỡng cả tinh thần, thể chất nhà thơ Bùi Nguyệt như ánh sáng mặt
trời nuôi dưỡng những mầm xanh, cho thảo mộc vươn cành, tươi lá và xua tan băng
giá của tuyết phủ, sương giăng. Có phải chăng, đó là gia đình, bè bạn, quê
hương, đất nước kết thành một khối tình vững chắc làm điểm tựa tinh thần nâng
nhẹ bước chân và chắp cánh cho hồn thơ bay bổng.
Sáng tâm hồn đẹp văn chương
Quê hương chắp cánh tình thương sóng trào
Bốn tiểu đối trong hai câu
thơ vừa tạo nên sự hài hòa của nhịp điệu, vừa gợi tả niềm vui như sóng biển
dâng trào hòa vào tình yêu quê hương đất nước như một sự đối lập với màn sương
mờ mịt ở trên.
Từ cảm xúc ấy, nhà thơ như nhìn thấy hình ảnh người mẹ trẻ ngày nào dưới đêm sao, cất tiếng ru con ngọt ngào, êm ấm, trong một không khí thanh bình và tâm hồn phơi phới như làn gió mùa thu “cũng lãng du lưng trời”
Từ cảm xúc ấy, nhà thơ như nhìn thấy hình ảnh người mẹ trẻ ngày nào dưới đêm sao, cất tiếng ru con ngọt ngào, êm ấm, trong một không khí thanh bình và tâm hồn phơi phới như làn gió mùa thu “cũng lãng du lưng trời”
Đoc đến đây, tôi lại nhớ
tới câu ca dao:
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức đủ vừa năm
Lời ru trong bài thơ vừa
cụ thể vừa khái quát. Ta có thể hiểu- đó cũng là hình ảnh của chủ thể bài thơ
đã từng cất tiếng ầu ơ ru các con thơ, trong mái nhà êm ấm. Âu cũng là một dấu
ấn đẹp trong cuộc đời của những người phụ nữ nói chung, của nhân vật trữ tình
trong bài thơ nói riêng. Bao kỷ niệm khó quên, cứ hiện lên… hiện lên… trong
dòng ký ức, càng làm thổn thức trái tim yêu, khơi dậy cả những điều tê tái:
Gập ghềnh mê lộ tái tê
Gạn trong nỗi nhớ câu thề chơi vơi
Câu thơ đọc lên, nghe như
một tiếng thở dài, lay đông tâm can của những ai không vẹn tròn hạnh phúc. Xoáy
sâu vào lòng bạn đọc ở tầm khái quát và tính hàm xúc. “Gập ghềnh mê lộ tái tê” Chỉ có 3 từ (hai từ láy và một từ ghép
trong một hình ảnh ẩn dụ) thế thôi mà khái quát cả chặng đường đời của người
vất vả xa hương. Mê lộ (Đường mê) phải chăng ở đây tác giả muốn nói tới đường
tình gập ghềnh, trắc trở đã dẫn đến sự đau khổ, chua xót, tái tê. Hiểu như thế
mới thấy được sự logic của câu thơ tiếp
Gạn trong nỗi nhớ câu thề chơi vơi
Tục ngữ có câu “miếng ngon
nhớ lâu/ điều đau nhớ đời” Cái nhớ đời của chủ thề bài thơ là “…câu thề chơi
vơi”
Câu thề chơi vơi là câu
thề theo mây trôi, gió cuốn. có thể đó là lời thề non nguyện biển mang hàm ý
thủy chung đến đầu bạc răng long ... Vậy mà người thì nhớ, kẻ thì quên, dẫn đến
cảnh tình chia uyên rẽ thúy.
Thực tế, một điều rất đáng
quý của phụ nữ chúng ta là tình yêu chân thật nhưng niềm tin cũng có lúc lại
dại khờ. Đời người ta như một ván cờ đi sai một nước là thua cả ván. Chủ thể
bài thơ “Đường đời” có lẽ là người đã rơi vào hoàn cảnh ấy nên bài thơ là một
khúc ca buồn.
Buồn thì buồn nhưng không
bi luỵ, không bất lưc và guc ngã mà vững bước đi lên trên chặng đường phía
trước. Lấy thơ “vá lại đường đời" Đường đời là hình ảnh ẩn dụ cuộc đời của
mỗi con người. Mỗi cuộc đời ấy cũng như dòng sông có lúc bão giông, có thời yên
ả. Cũng có khi lại được ví như chiếc lá qua câu thành ngữ "Lá lành đùm lá
rách". Trong văn cảnh bài thơ này, ta có thể hiểu nó ở nhiều khía cạnh
khác nhau cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, qua hình ảnh ẩn dụ ở hai câu kết:
Bài thơ vá lại đường đời
Vọng trong sâu thẳm một thời bình yên
Cái bình yên thẳm sâu quá
khứ hiện về làm điểm tựa vươn lên đã khắc họa lên bài "Đường đời" làm
rung động tâm hồn bạn đọc, nhất là những người cùng cảnh ngộ chúng tôi, nơi quê
người đất khách.
Gửi từ
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Chemnitz, CBLB Đức ngày 17/10/2013
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bình
bài thơ Đêm thu của Bùi Nguyệt –
Bài Hoàng Tấn Đạt (Vũng
Tàu, Việt Nam)
Ngày 12.5.2012
Tôi là Bùi Nguyệt Hiên đang định cư ở CHLB
Đức..Đã 24 năm sống xa quê, nhưng nỗi nhớ quê hương vẫn ngày đêm trăn trở trong
tôi. Những lúc ấy tôi ghi lại cảm xúc trải lòng mình vào những câu thơ cho vơi
đi nỗi buồn của người viễn xứ... Đọc trang VanDanViet tôi rất ngưỡng mộ. Tôi muốn được cùng các
bạn chia sẻ, tâm sự, giao lưu.-Trân trọng- Bùi Nguyệt
Thông tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Bùi Nguyệt
Quê
quán: Hà Nội
Định
cư tại: CHLB Đức
Hôi Văn Học Nghệ Thuật Thành phố Chemnitz, CHLB Đức
Hôi Văn Học Nghệ Thuật Thành phố Chemnitz, CHLB Đức
Email:
bimbenbon@yahoo.de
_______________
ĐÊM THU
Thu đi...
Thu đến...
Bao mùa lá
Lối cũ ngày xưa lạnh lối về
Gió thoảng đưa hương nồng hoa Sữa
Bồi hồi tiếng Vạc dưới trời khuya...
Giờ đây đôi ngả ta đã bước
Tháng năm vời vợi những ưu phiền
Anh vẫn cùng em trong ký ức
Mỉm cười độ lượng chẳng hề quên
Thu đến...
Thu đi...
Bao mùa nhớ
Nào ai đếm được lá vàng rơi
Phương ấy đêm nay trời có lạnh
Có biết phương này trăng đơn côi
Bùi Nguyệt
Lời bình của Hoàng Tấn Đạt (Vũng Tàu, Việt Nam)
Thu đến...
Bao mùa lá
Lối cũ ngày xưa lạnh lối về
Gió thoảng đưa hương nồng hoa Sữa
Bồi hồi tiếng Vạc dưới trời khuya...
Giờ đây đôi ngả ta đã bước
Tháng năm vời vợi những ưu phiền
Anh vẫn cùng em trong ký ức
Mỉm cười độ lượng chẳng hề quên
Thu đến...
Thu đi...
Bao mùa nhớ
Nào ai đếm được lá vàng rơi
Phương ấy đêm nay trời có lạnh
Có biết phương này trăng đơn côi
Bùi Nguyệt
Lời bình của Hoàng Tấn Đạt (Vũng Tàu, Việt Nam)
Câu thơ đầu đọc lên nghe như một tiếng thở dài:
Thu đến...
Thu đi...
Bao mùa lá
Thời gian trôi nhanh quá-
thu vừa mới đến đã mau đi. Ôi! Cái tâm trạng não nề khi nhớ về những kỷ niệm
ngày xưa của nhà thơ cũng làm ta đồng cảm.
Lối cũ người xưa lạnh lối về
Gió thoảng đưa hương nồng hoa sữa
Bồi hồi tiếng vạc dưới trời khuya…
Lối về lạnh hay lòng người
trống lạnh? Cái lạnh bên trong và cái lạnh bên ngoài như một sự giao thoa làm
tăng thêm nỗi xót xa tê tái dưới đêm thu và bất ngờ tiếng vạc kêu trong
đêm lại càng thêm não lòng hơn. Cả một không gian buồn trùm lên một tâm
hồn cô đơn như tiếng vạc kêu sương, khao khát gọi bầy. Vì:
Giờ đây đôi ngả ta đã bước
Tháng năm vời vợi những ưu phiền.
Anh vẫn cùng em trong ký ức.
Mỉm cười độ lượng chẳng hề quên
Khổ thơ trên vừa lí giải
nỗi buồn vừa bày tỏ niềm thương nỗi nhớ về một người có nụ cười độ lượng. Con
người nhân hậu đáng yêu ây đã trở thành ký ức khó phai mờ trong tâm trí của nhà
thơ, cho dù thời gian cứ trôi hoài trôi mãi đã bao mùa cây đổi lá thay mầm.
Thu đến...
Thu đi...
Bao mùa nhớ
Nào ai đếm được lá vàng rơi
Vẫn là thời gian trôi
nhanh, quẩn quẩn, quanh quanh, bốn mùa thay đồi. Điệp ngữ thu đến thu đi được
lặp lại đã thể hiện khá rõ ý thơ này. Cái hay ở đây là trên thì "Bao mùa
lá" còn dưới là "Bao mùa nhớ” chứng tỏ rằng: Em nhớ anh quanh
năm suốt tháng, hết năm này qua năm khác. Cây theo mùa thay lá nhưng em chẳng
thay lòng. Son sắt thủy chung vẫn là đức hạnh tuyệt vời của người con gái Việt
Nam. Và rõ ràng sự thủy chung ấy xuất phát từ sự hy sinh và lòng vị tha cao cả.
Phương ấy đêm nay trời có lạnh
Có biết phương này trăng đơn côi?
Dù tình lứa đôi không
thành nhưng anh ơi! em vẫn lo cho anh và thương nhiều, nhớ lắm còn anh có hiểu
cho tình cảnh của em hay không? Em vẫn sáng trong như vầng trăng trên trời lẻ
loi giữa muôn ngàn tinh tú.
"Trăng đơn côi"
vừa là ẩn dụ vừa là chơi chữ vì Nguyệt nghĩa là Trăng.
Tôi tin rằng vầng Trăng ấy
sẽ sáng mãi trong lòng người đọc.,.
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Chemnitz, CBLB Đức ngày 22.5.2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Hòa thơ
vào nước mắt – Lời bình Đinh Nam Khương về thơ Bùi Nguyệt
Ngày
09.6.2012
Đó là
những bài thơ thương thật! Nhớ mong thật! Sung Sướng và khổ đau thật! Chứ không
phải là sự "Hờ thuê Khóc mướn" để đánh lừa bạn đọc... Những bài thơ
như thế; ngay từ trong cốt lõi của nó đã chứa đựng sự hấp dẫn và thuyết phục.
Làm cho người đọc phải ứa lệ!... Bài thơ "Viết cho con" của nhà thơ
Bùi Nguyệt người Việt Nam đang sinh sống ở Cộng Hòa Liên Bang Đức cũng không
ngoài trường hợp đó …
Vài nét về tác giả:
Nhà thơ Đinh Nam Khương sinh năm 1949
Quê quán: Hương Sơn –Mỹ Đức –Hà Nội
Phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức – Hà Nội
Hội viên Hội nhà văn Việt nam
Hiện sinh sống và làm việc tại Hà Nội
Giải thưởng:
Giải A cuộc thi thơ 1981-1982 –Báo Văn nghệ
Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992-Văn nghệ Quân đội
Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001-Báo Văn nghệ
Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002-2003
____________
Nhà thơ Đinh Nam Khương sinh năm 1949
Quê quán: Hương Sơn –Mỹ Đức –Hà Nội
Phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức – Hà Nội
Hội viên Hội nhà văn Việt nam
Hiện sinh sống và làm việc tại Hà Nội
Giải thưởng:
Giải A cuộc thi thơ 1981-1982 –Báo Văn nghệ
Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992-Văn nghệ Quân đội
Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001-Báo Văn nghệ
Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002-2003
____________
HÒA THƠ VÀO NƯỚC MẮT
(Đọc
thơ Bùi Nguyệt)
VIẾT CHO CON
(Thơ Bùi Nguyệt)
Tiếng con gọi mẹ trong đêm
Vòng tay ấm áp êm đềm: Mẹ ơi
Ngây thơ trong trẻo những lời
Cứ văng vẳng mãi xa vời canh thâu
Bao mùa lá đã thay màu
Ôm con thổn thức nhịp cầu giấc mơ
Mẹ hòa nước mắt vào thơ
Khẽ ầu ơ... thả vần mờ đêm sương
Cuộc đời của mẹ tha hương
Mưu sinh vất vả vấn vương kiếp người
Tóc xanh sương tuyết nhuộm rồi
Kết thành cánh võng ru hời bóng con.,.
Bùi Nguyệt
Lời bình của nhà thơ Đinh Nam Khương
(Thơ Bùi Nguyệt)
Tiếng con gọi mẹ trong đêm
Vòng tay ấm áp êm đềm: Mẹ ơi
Ngây thơ trong trẻo những lời
Cứ văng vẳng mãi xa vời canh thâu
Bao mùa lá đã thay màu
Ôm con thổn thức nhịp cầu giấc mơ
Mẹ hòa nước mắt vào thơ
Khẽ ầu ơ... thả vần mờ đêm sương
Cuộc đời của mẹ tha hương
Mưu sinh vất vả vấn vương kiếp người
Tóc xanh sương tuyết nhuộm rồi
Kết thành cánh võng ru hời bóng con.,.
Bùi Nguyệt
Lời bình của nhà thơ Đinh Nam Khương
Từ xưa tới nay, trên thi
đàn thơ ca Việt Nam và thế giới, mỗi nhà thơ thường có một số bài thơ làm rung
động trái tim người đọc và tỏa sáng tới mai sau. Hầu hêt những bài thơ ấy đều
là những bài thơ viết về mẹ, về con nhất là những trường hợp xa cách, thương
nhớ đến mòn mỏi! Vì những bài thơ ấy không phải viết ra bằng văn chương chữ
nghĩa hào nhoáng; không phải viết ra bằng sự lạnh lùng của trí thông minh; mà
nó được viết ra từ trái tim ấm nóng; nhớ thương khắc khoải. Được viết ra trong
sự trào dâng cảm xúc từ tấm lòng nhân ái của người viết đối với mẹ hoặc con. Nó
thường được thể hiện bằng ngôn ngữ mộc mạc và chân thành nhất máu thịt nhất.
Không hề pha trộn một ít giả dối hoặc vỏ bọc của những ngôn từ sáo rỗng. Đó là
những bài thơ thương thật! Nhớ mong thật! Sung Sướng và khổ đau thật! Chứ không
phải là sự "Hờ thuê Khóc mướn" để đánh lừa bạn đọc... Những bài thơ
như thế; ngay từ trong cốt lõi của nó đã chứa đựng sự hấp dẫn và thuyết phục.
Làm cho người đọc phải ứa lệ!... Bài thơ "Viết cho con" của nhà thơ
Bùi Nguyệt người Việt Nam đang sinh sống ở Cộng Hòa Liên Bang Đức cũng không
ngoài trường hợp đó …
Tác giả đã chọn thể thơ
lục bát- một thể thơ truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam mang đậm bản sắc
độc đáo của người Việt Nam,rất gần gũi với tâm hồn và hơi thở cuộc sống thường
ngày của người Việt Nam để miêu tả tình cảm dạt dào của người mẹ đối với đứa
con máu thịt của mình sau 25 năm xa cách. Tình cảm đó đã được kìm nén và cô đúc
lại trong 12 câu thơ lục bát ngắn gọn với ngôn ngữ giản dị, trong sáng mà ta
vừa tìm thấy trên đỉnh núi cao của văn chương chữ nghĩa chứ không phải là sự
nôm na, dông dài. Nó luôn được hiện lên lấp lánh qua những hình tượng kỳ diệu
của thi ca với những cảm xúc thẩm mĩ rất đẹp.
Ở phương trời xa lạ, để
mưu sinh, để chắp cánh cho con bay đến chân trời mơ ước, 25 năm xa cách, 25 năm
"Lá đã thay màu" Không có đêm nào nhà thơ – người mẹ Bùi Nguyệt lại
không nghe thấy tiếng con gọi:
"Ngây thơ trong trẻo những lời
Cứ văng vẳng mãi xa vời canh thâu"
25 năm nghe tiếng con gọi
trong những đêm xa cách ấy; Bùi Nguyệt đã "Hòa nước mắt vào thơ" bên
ngọn đèn cô đơn và trước những trang giấy trắng. Để tình cảm của chị bay lên
trong sự thăng hoa cùng những vì sao xa xôi nơi phương trời thương nhớ... Cứ
thế cảm xúc trong thơ luôn vận động và phát triển đến đỉnh cao trào dâng của
tâm hồn .Đó chính là lúc bài thơ đã khép lại và mở ra những cửa sổ lớn của tâm
trạng với 4 câu thơ tài hoa hé lộ tài năng và sức sáng tạo của người viết:
Cuộc đời của mẹ tha hương
Mưu sinh vất vả vấn vương kiếp người
Tóc xanh sương tuyết nhuộm rồi
Kết thành cánh võng ru hời bóng con
Hai câu thơ cuối cùng đó
là sự xuất thần của ngòi bút, nó tỏa sáng và mang lại ý nghia cho toàn bài,
nâng nghệ thuật của bài thơ lên một tầng cao mới. Hình tượng mái tóc xanh của
mẹ sau 25 năm xa cách và nhớ thương con vô hạn giờ đã trở thành một mái tóc
bạc. Mái tóc bạc ấy đã bện thành một cánh võng êm ái để ru bóng con. Vì thân
xác của con còn cách mẹ một khoảng trời xa lắc.Lục bát là một thể thơ cũ kĩ đến
cổ xưa nhưng dưới ngòi bút của Bùi Nguyệt đã trở nên mới mẻ và độc đáo một cách
kì lạ.Tôi thực sự phải nghiêng mình trước hai câu thơ này của chị.
Rất mong chị luôn mạnh
khỏe và may may mắn ở phương trời xa lạ để luôn nhớ về tổ quốc Việt Nam thân
yêu của chúng ta. Nơi có mái nhà bình yên của chị, nơi có những giọt máu đào ấm
nóng đang nhớ về trái tim thổn thức của chị - một trái tim đa cảm và tràn đầy
vẻ đẹp của tâm hồn thi ca Việt Nam.
Hà Nội ngày 6- 6- 2012
Nhà thơ Đinh Nam Khương
Hội viên hội nhà văn Việt Nam
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Chemnitz, CBLB Đức ngày 09.6.2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Hoàng Tấn Đạt bình bài thơ “Phút đầu năm”
của Bùi Nguyệt
Ngày
22.5.2012
Ngày nay, vào thời buổi thông tin hiện đại nối mạng toàn cầu, những người ở xa
thường qua điện thoại để cung chúc Tân xuân. Vậy mà nhà thơ Bùi Nguyệt đã thi
vị hóa điều bình thường đó qua bài thơ "PHÚT ĐẤU NĂM" Làm ngân rung
trái tim bạn đọc từ vần thơ nặng nghĩa sâu tình:
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Hoàng Tấn Đạt
Bút
danh Hồng Tấn Anh
Quê
Hà Nôi
Là
Nhà giáo đã nghỉ hưu
Hiện
thường trú tại TP. Vũng Tàu.
Email: phatminh8@gmail.com
_____
HOÀNG TẤN ĐẠT BÌNH BÀI THƠ “PHÚT ĐẦU NĂM”
Lời
bình Hoàng Tấn Đạt
Ngày nay, vào thời buổi
thông tin hiện đại nối mạng toàn cầu, những người ở xa thường qua điện thoại để
cung chúc Tân xuân. Vậy mà nhà thơ Bùi Nguyệt đã thi vị hóa điều bình thường đó
qua bài thơ "PHÚT ĐẤU NĂM" Làm ngân rung trái tim bạn đọc từ vần thơ
nặng nghĩa sâu tình:
Khoảnh khắc đầu năm
Anh chúc em trên điện thoại
Ấm áp lời anh xao xuyến nghĩa tình
Quyện lời anh
Vẳng tiếng gà gáy gọi bình minh
Da diết quá bao năm rồi nghe lại
Ngỡ hồn quê tha thiết gọi tên mình!
Ôi! Một mối tình, mối tình
xuyên lục địa trong hoàn cảnh chàng đất Á nàng trời Âu như thế thì tuyệt vời và
cao đẹp biết bao. Chẳng dễ cầm lòng đâu đối với người xa xứ, lại còn đang ở nơi
băng, tuyết ngập tràn, thèm cả sợi nắng vàng và tiếng gà gáy sáng.
Lời thơ chân thực quá.
Thực như nỗi nhớ quê hương vẫn ngày đêm cồn cào da diết của nữ sỹ Bùi Nguyệt,
chủ thể trong bài thơ. Nỗi nhớ ấy trỗi dậy, bùng lên trong giây phút bất chợt:
Vẳng tiếng gà trong điện thoại mà nghĩ rằng tiếng gọi của hồn quê. Đúng là chỉ
có người ly hương mới viết được những dòng thơ như thế.
Nếu "lời anh" là
tình riêng thì "Tiếng gà" là tình chung. Riêng và chung hòa quyện vào
nhau, dâng trào cảm xúc và mạch cảm xúc ấy cứ cuồn cuộn chảy rồi xoáy vào tâm
điểm của tình yêu:
Lời anh nói là tiếng lòng anh trao gửi
Em ở bên này cảm nhận ánh bình minh
Xua băng giá cho ngày mai ấm áp
Những vần thơ trao gửi cả tâm tình
Một chuyển đổi cảm giác
khá tài tình giữa sự giao thoa về âm thanh và màu sắc. Âm thanh là "Lời
anh", màu sắc là "Ánh bình minh". Ánh bình minh trong văn cảnh
này được xem là Thi nhãn: Nó gợi cảm cả ấm nóng, sự sáng trong và niềm tin yêu,
hy vọng của tình yêu. Tình yêu ấy đang rực rỡ, rạng ngời mở ra chân trời hạnh
phúc, làm lung linh cả "Những vần thơ trao gửi tâm tình". Vần thơ ấy
là hơi ấm của tình yêu, là ánh lửa lòng soi rọi. Họ đã truyền cho nhau qua làn
sóng điện, đó là phương tiện để hai tâm hồn thi sỹ giao thoa:
"Nửa vòng trái đất ta truyền nhau hơi ấm
Ấm áp cùng anh em trao cả tâm hồn"
Và đây là đỉnh điểm của sự
thăng hoa. Bạn đọc chúng ta phải cảm nhận bằng xúc giác mới thấy được sự nồng
nàn ấm áp của tình yêu. Tình yêu ấy như ngọn lửa hồng bừng bừng rực cháy để xua
tan "băng giá.", "tuyết rơi", đó là cái lạnh ngoài trời và
cái lạnh trong lòng của người xa xứ. Người xa xứ ở đây phải chăng chình là tác
giả, chủ thể của bài thơ. Đúng rồi! Nguyệt nghĩa là Trăng. Hiểu như thế ta mới
thấy sự tinh tế và logic cùng ẩn ý nằm ở khổ thơ cuối:
Em hiểu lắm:
Anh thương vần trăng khuyết
Nơi xứ người em cảm nhận được tình anh
Anh giữ mài nửa vầng trăng khuyết nhé!
Sẽ lại đầy khi gặp áng thơ anh.
Đọc đến đây tôi lại nhớ
câu thơ của Hoàng Hữu:
"Trăng viên mãn cuối trời đêm đêm em có nhớ
Mảnh trăng còn khuất nửa ở trong nhau”
Bài thơ khép lại bằng lời
nhắn nhủ xa xôi: Anh giữ mãi tình yêu anh nhé! Hai chúng ta là hai nửa vầng
trăng. Hai nửa vầng trăng khi hợp nhất sẽ tràn đầy viên mãn. Tôi thầm nghĩ
"Vầng trăng khuyết", hình ảnh rất đẹp và lãng mạn này sẽ ngất ngây-
"Anh"- Bạn tình của nữ sỹ. Nó đã góp phần nâng cao thẩm mỹ của bài
thơ, lung linh mãi trong lòng bạn đọc.
"PHÚT ĐẦU NĂM"
Là tiếng nói nội tâm riêng của nhà thơ và có lẽ cũng là tiếng nói chung mối
tình của những người xa xứ.
Thời đại thông tin không gian như xích lại
Anh với em xa thế mà gần
Hai người ở hai đầu điện thoại
Nghe nồng nàn hơi thở của người thân
(Vũng Tàu - Việt nam)
©
Tác giả giữ bản quyền.
.
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Chemnitz, CBLB Đức ngày 22.5.2012
Xin
Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi
Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét