Tình yêu trong ca dao Khánh Hòa – Bài viết Kim Thượng
Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015
Người ta không thể giới hạn ca dao trong khuôn khổ không gian hay thời gian nào. Ca dao đi từ Bắc vô Nam, theo đoàn lưu dân đi mở nước. Ca dao ở trong lòng người dân, dù nông thôn hay thành thị. Ca dao truyền tiếp từ đời này sang đời khác. Trong câu hát mục đồng, lời mẹ ru con, câu hò gặt lúa,…
Thông
tin cá nhân: (VanDanViet)
Tác
giả Kim Thượng
Họ tên thật Lê Ngọc Sinh
Địa chỉ: Số nhà 292 /1A Trần Quý Cáp,
Ph. Ninh Hiệp -Thị xã Ninh Hòa - Khánh Hòa
Di động: 0905.073.876
Email: lekimthuongtho@gmail.com
_____
Kim Thượng
Họ tên thật Lê Ngọc Sinh
Địa chỉ: Số nhà 292 /1A Trần Quý Cáp,
Ph. Ninh Hiệp -Thị xã Ninh Hòa - Khánh Hòa
Di động: 0905.073.876
Email: lekimthuongtho@gmail.com
_____
Kim Thượng
Người ta không thể giới hạn ca dao trong khuôn
khổ không gian hay thời gian nào. Ca dao đi từ Bắc vô Nam, theo đoàn lưu dân đi
mở nước. Ca dao ở trong lòng người dân, dù nông thôn hay thành thị. Ca dao
truyền tiếp từ đời này sang đời khác. Trong câu hát mục đồng, lời mẹ ru con, câu
hò gặt lúa,…
Ca dao Khánh Hòa cũng nằm trong khuôn khổ
chung của cả nước. Tuy vậy, nó cũng mang sắc thái đặc trưng riêng của một vùng
miền. Từ bản chất hiền hòa của người dân, vừa mang triết lý bình dân, vừa mang
triết lý Khổng Mạnh.
Đặc
biệt, ca dao phong phú trong mảng đề tài tình yêu trai gái. Và vì là “văn
chương truyền khẩu”, nên có nhiều lúc bị “tam sao thất bản”, nhưng không ngoài
những ý chính. Ví dụ như:
“Trèo lên Đèo Cả
Trông xuống Tu Bông
Biết rằng phụ mẫu có đành không….”
Với:
“Bước
chân lên Đèo Cả
Trông vào Vạn Giả, ngó lại Tu Bông
Biết rằng cha mẹ đành không…”
Vì
vậy, những câu ca dao trích dẫn dưới đây, không tránh khỏi có những “dị bản”
khác.
***
Từ
sau rặng tre xanh bao bọc thôn làng, có nhiều mối tình “đơm bông, kết trái”. Những
cuộc tình thật hiền hòa, bình dị được diễn tả qua ca dao. Ta hình dung ra, cuộc
đời của một người con gái, diễn biến theo kịch bản như sau:
Bắt
đầu vào một ngày nào đó, người con gái thấy “trở trời”:
“Con gái mười bảy, mười ba
Đêm nằm với mẹ, khóc la đòi chồng”
Phận gái “mười hai bến nước” không biết duyên số về đâu, nàng suy nghĩ
vẫn vơ:
“Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai”
Thế
rồi một hôm, nàng gặp chàng. Trong lòng xao xuyến. Nhưng vì tính con gái e
thẹn. Thế nên:
“Chiều chiều vịt lội bờ bàn
Thương người áo trắng vá quàng nửa
vai”
Lần lựa, ngày qua ngày. Trong công việc đồng áng, trong dịp cúng đình, lễ
Tết, dăm ba lần gặp mặt, thấy quyến luyến nhau:
“Đôi ta như quế với trầm
Trời xui, đất khiến sắc cầm gặp nhau”
Và:
“Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khiêu”
Sau
đó là hò hẹn. Nhưng sợ xóm làng đàm tiếu. Nàng mới:
“Giả đò buôn kén, bán tơ
Đi qua ngang ngõ, rơi thơ cho chàng”
Trong thời gian yêu nhau, cũng có lúc vui, lúc buồn:
“Trách ai đem lửa đốt nguồn
Cho tro bay xống, cho buồn dạ em”
Hoặc
là trách móc người yêu:
“Chiều chiều én liệng cò bay
Khoan khoan hỡi bạn, bạn rày nhớ ai”
Sau
một thời gian, tình cảm đậm đà. Thấy chàng còn dùng dằng, chưa tính chuyện trăm
năm. Nàng nhắc nhở:
“Cầm cần câu cá liệc xuôi
Nấu canh rau bợ mà nuôi mẹ già
Mẹ già như bắp khô bao
Sao anh không kiếm nơi nào đỡ tay”
Nhiều
khi, nàng nói rõ hơn:
“Hỡi người chưa vợ, chưa con
Vào đây chung gánh nước non với mình”
Tuy
rằng nàng đã nói rõ. Nhưng chàng vẫn còn:
“Ngồi buồn khuấy nước giỡn trăng
Nước xao, trăng lặng, buồn chăng hỡi
buồn”
Vì
sao? Vì nhà chàng nghèo, không được “môn đăng hộ đối”, chưa dám “bước tới”.
Nàng bày tỏ quan điểm:
“Ngó lên nhà ngói sờ sờ
Ngói thời mặc ngói, cũng chờ nhà
tranh
Nước trên nguồn chảy xuống ruộng xanh
Khổ thời chịu khổ, lìa anh không lìa”
Tuy
vậy, chàng vẫn còn phân vân:
“Biết rằng cha mẹ có đành không
Để anh chờ, em đợi uổng công hai đàng”
Nhưng nàng vẫn hạ quyết tâm:
“Dù cho cha đánh ngõ đình
Mẹ ngăn ngõ chợ, đôi đứa mình đừng xa”
Đến
lúc này, chàng yên tâm, cầm tay nàng ước hẹn:
“Một mai ai chớ bỏ ai
Chỉ thêu nên gấm, sắc mài nên kim”
Chàng dặn dò:
“Xin đừng ra dạ Bắc Nam
Nhất nhật bất kiến như tam thu hề”
Kể
từ hôm đó, hai người ngày nhớ đêm mong:
“Chiều chiều mang giỏ hái dâu
Hái dâu không hái, nhớ câu ân tình”
Hoặc
tha thiết hơn:
“Thiếp xa chàng, hái dâu quên giỏ
Chàng xa thiếp, cắt cỏ quên liềm
Xuống sông gánh nước, hủ chìm gióng
trôi
Nhọc lòng khổ lắm anh ơi
Hủ chìm kiếm được, gióng trôi phương
nào”
***
Tiếp
theo kịch bản này, có hai tình huống xảy ra. Hai người cưới nhau hoặc là chia
tay, Tình huống đẹp nhất:
“Anh Ba đi cưới chị Ba
Mâm trầu, hủ rượu hết ba mươi đồng”
Ngày lấy chồng, nàng:
“Lạy cha hai lạy một quỳ
Lạy mẹ một lạy con đi lấy chồng”
Bà
mẹ nắm tay con gái dặn dò:
“Có chồng thì phải theo chồng
Chồng đi hang rắn, hang rồng cũng
theo”
Và:
“Làm dâu coi trước coi sau
Coi nhà mấy cột, coi cau mấy buồng”
Tổ
ấm đã hình thành, giàu nghèo thì cũng vui:
“Giàu thời thịt cá bỉ bang
Nghèo thời cơm mắm lại càng thấm lâu”
Càng
ngày càng vui hơn:
“Chim quyên ăn trái nhản lồng
Thia lia quen chậu, vợ chồng quen hơi”
***
Sang tình huống thứ hai. Hôn nhân trắc trở. Nàng an ủi chàng, cố gắng
đợi chờ:
“Dó lâu năm, dó cũng thành kỳ
Hòn đá kia lăn lóc, cũng có khi thành
vàng”
Chờ
“Dó” thành “Kỳ” thì lâu năm lắm. Chàng thấy trước tương lai đen tối. Chàng tỏ
bày:
“Chim lạc bầy, tìm cây nương cội
Người lạc người tội lắm người ơi
Chẳng thà không biết thì thôi
Gặp rồi mỗi đứa mỗi nơi sao đành”
Nàng
thổn thức:
“Vì ai nước mắt sụt sùi
Khăn lau không ráo, vạt áo chùi không
khô”
Trách trời, trách đất, trách lòng người:
“Ai làm cho đó xa đây
Cho chim chèo bẻo xa cây măng vòi”
Chàng
thất tình:
“Anh về chùa cũ anh tu
Liễn hư anh bồi liễn, ông Phật hư anh
thiếp vàng”
Nàng
an ủi chàng:
“Tu đâu cho thiếp tu cùng
Mai sau thành Phật, ngồi chung một
bàn”
“Con gái nói có là không, nói không là có”. Nàng vẫn lên xe hoa đi lấy
chồng.Chàng than thân trách phận:
“Chim chuyền bụi ớt, rớt xuống bụi
cà
Hồi nào gắn bó với ta
Bây giờ bội nghĩa, đi ra lấy chồng”
Và:
“Xưa
kia nói nói, thề thề
Bây giờ bẻ khóa trao chìa cho ai
Bây giờ nàng đã nghe ai
Gặp nhau ghé nón, chạm vai không chào”
***
Bên
cạnh tình yêu trai gái, ca dao Khánh Hòa còn có những hình thái khác như:
Một
tình yêu vượt vòng lễ giáo:
“Chim kêu dưới lãnh tàn ô
Dượng mà lấy cháu, bỏ cô sao đành”
Chuyện màu áo hay lòng người đổi thay:
“Áo đen chẳng lẽ đen hoài
Mưa lâu cũng dột, nắng hoài cũng phai”
Một
lần ra đi:
“Ra đi là việc đi liều
Mưa mai chẳng quản, nắng chiều không
kinh”
Một
cảnh chiều quê:
“Chim bay về núi tối rồi
Không nơi nó đậu không mồi nó ăn”
Một
người con gái làm vợ lẻ:
“Ví dầu bậu tốt bậu xinh
Bậu đi làm bé, bậu phải rinh đòn ngồi”
Dù
sao thì cũng có lời khuyên cho người đàn ông hai vợ:
“Trồng trầu thì phải khai mương
Làm trai hai vợ, phải thương cho đồng”
Có
một người con gái bỏ nhà theo nghề “xướng ca vô loại”:
“Trồng trầu thả lộn dây tiêu
Con theo hát bội, mẹ liều con hư”
Cô
gái theo hát bội, rồi bỏ về ở với mẹ. Có người đến dọ hỏi. Nhưng còn mặc cả,
chê khen. Bà mẹ ức lòng:
“Đã
liều lụa ế bán cho
Còn chê khổ hẹp, đòi đo thước dài”
Xin chào, hẹn gặp lại lần sau
Nha Trang tháng 03/2015
Lê Ngọc Sinh © Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Ninh Hòa ngày 26.3.2015
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét