Home
» Tin tức - Sự kiện - Bình luận
» Vụ thảm sát “thế giới chưa từng biết đến” – Tác giả: James Zumwalt
Vụ thảm sát “thế giới chưa từng biết đến” – Tác giả: James Zumwalt
Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014
Bài
viết của ông James Zumwalt, Trung tá Thủy quân Lục chiến Mỹ, nói về đoạn video
Trung Quốc đã ra tay tàn sát những người lính Hải quân Việt Nam ngày 14-03-1988
ở đảo Gạc Ma.
VỤ THẢM SÁT “THẾ GIỚI CHƯA TỪNG BIẾT ĐẾN”
Nguyễn Văn Phước dịch từ
US Daily Review
Posted by adminbasam on 14/08/2014
Bài viết của ông James
Zumwalt, Trung tá Thủy quân Lục chiến Mỹ, nói về đoạn video Trung Quốc đã ra
tay tàn sát những người lính Hải quân Việt Nam ngày 14-03-1988 ở đảo Gạc Ma.
Đây là một trong những
tội ác trắng trợn nhất thời hiện đại.
Chẳng có gì ngạc
nhiên khi thủ phạm đã không nói gì về nó, nhưng đáng ngạc
nhiên là cả nạn nhân cũng im lặng. Người ta đã chọn cách làm như vậy,
có lẽ là để sau này thiếu bằng chứng cho thế giới thấy, nó đã
xảy ra.
Tháng 6 năm 2012,
một đoạn
video về vụ thảm sát đã
được công bố. Thông thường, quốc gia phạm phải hành động tàn bạo như
vậy sẽ giữ im lặng về nó. Tuy nhiên, video này đã được chính thủ phạm
công bố, điều này làm dấy lên câu hỏi: “Tại sao?”
Vụ việc xảy ra vào
tháng 3 năm 1988, giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam . Nó
xảy ra ở vùng biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông – ND),
nơi có tranh chấp giữa hai quốc gia về chủ quyền quần đảo Trường
Sa, tranh chấp sau đó tiếp tục và hiện vẫn còn tồn tại.
Như kết quả
sự im lặng của Việt Nam thời điểm đó, người dân Việt
Nam không có cách nào để biết về vụ việc đã
xảy ra cho đến khi Trung Quốc công bố đoạn video – sự giận dữ đã nổi
lên vì vụ thảm sát và vì sự im lặng của chính phủ.
Quần đảo Trường
Sa là một quần đảo gồm khoảng 750 đảo, đảo
nhỏ, rạn san hô và đảo san hô.
Vụ việc liên quan đến
ba rạn/đảo san hô rất gần nhau. Mỗi đảo san hô thấp đến
mức nước biển đôi khi nhấn chìm một phần củachúng.
Dự đoán
là phía Trung Quốc sẽ cố gắng chiếm các rạn san hô, hai tàu vận
tải của Việt Nam, HQ-604 và HQ-605, chở 73 binh
sĩ, đã được lệnh cho công binh đổ bộ để khởi công xây
công sự.
Các quân nhân Việt Nam
đã đổ bộ lên rạn san hô Gạc Ma, bản đồ phương Tây gọi là Johnson
South Reef, vào tối ngày 13 tháng 3 năm 1988.
Hai tàu vận tải của
Việt Nam
được mô tả chỉ là có thể chống lại những đe dọa quân sự nhỏ. Chúng là
những tàu thương mại được vũ trang để vận chuyển binh
lính và vật liệu xây dựng, và như vậy, chúng là những tàu quân
sự được trang bị rất nhẹ. Những tàu này phải tiếp cận mục tiêu
trong phạm vi 500 m thì những khẩu súng của nó
mới có hiệu lực.
Vụ việc đã diễn ra ở Gạc Ma.
Với lực
lượng Việt Nam
đã để lại đó, hai tàu vận tải đi về phía hai đảo
san hô khác.
Sáng 14 tháng 3
năm 1988, tàu chiến Trung Quốc tiếp cận các rạn san hô. Họ không chỉ
có lực lượng đổ bộ trên các tàu vận tải, họ còn có tàu khu trục đi
kèm với hỏa lực mạnh để hỗ trợ lực lượng đổ bộ.
Rõ
ràng, nếu cuộc đối đầu giữa các lực lượng hải
quân Trung Quốc và Việt Nam xảy ra, lợi thế sẽ thuộc về
phía Trung Quốc vì tầm bắn lớn hơn nhiều của các khẩu pháo.
Cờ Việt Nam
đã được dựng lên trên đảo san hô Gạc
Ma, và cùng lúc đó, trên một đảo san hô khác,
Cô Lin.
Tại Gạc
Ma, những người lính công binh, đội quân
được trang bị nhẹ – có thể so sánh với một Seabee – một đơn
vị thuộc Tiểu đoàn Xây dựng của Hải quân Hoa
Kỳ – nằm dưới sự chỉ huy của phó chỉ huy trương, trung
úy Trần Văn Phương. Mặc cho sự hiện diện của đội tàu Trung Quốc rình rập gần đó, những người người lính Việt
Nam vẫn tập trung vào các công trình xây dựng của mình.
Khoảng 6 giờ
sáng, một số xuồng tấn công chở thủy quân lục
chiến có vũ khí, đã xuất phát từ vận tải Trung Quốc và hướng
đến Gạc Ma.
Phía Việt Nam
ngay lập tức hình thành một vành đai phòng thủ 360 độ với cờ của họ ở trung
tâm – họ tạo nên hình thể một”vòng tròn bất tử” – biểu
thị quyết tâm bảo vệ rạn san hô bằng mọi giá.
Với số
ít binh lính trên đảo san hô, những người
lính công binh Việt Nam đã được
lệnh cản trở để giữ vững đường vành đai. Các tàu tấn
công đã đổ bộ, và trong trận chiến chủ yếu
là cận chiến do phạm vi hạn hẹp, người Trung Quốc đã thất
bại khi cố gắng xâm nhập vào vành đai.
Khi Trung úy
Phương chụp lấy lá cờ Việt Nam , giành giật nó với kẻ thù,
ông đã bị bắn vào đầu. Ngay lập tức lá cờ được giương lên bởi Nguyễn
Văn Lanh – người ghì giữ nó cho đến khi ông liên
tiếp bị đâm và bắn. Thật kỳ diệu, Lanh sống sót, và khi
phía Trung Quốc rút lui, Lanh đã chứng kiến ông và những người
sống sót khác phải chịu một cuộc oanh tạc dữ dội và hủy diệt bằng
súng máy từ tàu Trung Quốc.
Cùng lúc
đó, một cuộc oanh tạc khác nhắm
vào tàu vận tải HQ-604 của Việt Nam – con
tàu như dự kiến, đã cho thấy nó không có khả năng tấn công đáp
trả tàu Trung Quốc nằm ngoài tầm bắn của mình. Bị nước xâm
nhập, HQ-604 được khôn khéo làm mắc cạn trên Gạc Ma nhưng phát bắn trực tiếp vào phòng động cơ khiến nó
nhanh chóng chìm xuống khi nhiều người vẫn còn trên
tàu.
Tiếp đến
phía Trung Quốc tấn công HQ-605. Nó nhanh chóng bốc cháy, buộc chỉ
huy của nó phải phải ra lệnh bỏ tàu.
Điều đáng lo ngại nhất
về video này là những gì đã xảy ra sau đó. Tại thời
điểm đó, những người lính Việt Nam còn sống sót trên các
rạn san hô hoàn toàn không phải là mối đe dọa cho quân Trung
Quốc. Tuy nhiên, đoạn video cho thấy súng của hải quân Trung
Quốc đang tập trung vào Gạc Ma nơi những người sống
sót phía Việt Nam không có một chỗ trú ẩn. Những tiếng súng
liên thanh cào rạn san hô khi đối phương không có vũ khí tự vệ, nhẫn nhịn
đứng chịu trận, chờ đợi cuộc tấn công dữ dội cuối cùng – số
phận của họ đã được định đoạt khi từng người
một, họ ngã xuống để bảo vệ đất nước. Đối với những kẻ tấn công Trung
Quốc, thách thức với họ chỉ là câu cách ngôn “bắt cá
trong chậu”.
Video còn để lại một
hoài nghi. Người Việt Nam dễ
bị tấn công. Người ta chỉ có thể cảm nhận sự bất lực, họ
cảm thấy điều đó khi người Trung Quốc bắt đầu nổ súng tàn
sát không thương tiếc. Chín người Việt Nam sống sót sau
đó bị giam giữ trong ba năm.
Hiện nay, Trung
Quốc đang chiếm bãi đá ngầm, trên
đó họ đã có căn cứ và đang xây dựng một sân bay.
Việt Nam đã
mất 64 chiến sĩ dũng cảm ngày hôm đó. Trong số
những người sống sót, Lanh bị thương nặng.
Nhưng tại sao Trung Quốc, sau 24 năm im
lặng, lại công bố video?
Câu trả lời
nằm ở Haiyang Shiyou 981 của Trung Quốc, một giàn khoan nửa
nổi nửa chìm được triển khai vào ngày 2 tháng 5 năm 2012
tại Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, nơi quyền sở hữu vẫn
đang là tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Động thái này
của Trung Quốc gây ra một số cuộc đối đầu trên biển.
Một tháng sau đó,
Trung Quốc không hề nao núng đã phát hành video như
là lời đe dọa ngấm ngầm rằng những gì đã xảy ra vào năm 1988 có thể
xảy ra một lần nữa.
Rõ ràng Trung Quốc dự
định sử dụng các mối đe dọa quân sự có thể – không bị thách
thức bởi bất kỳ nước láng giềng nào trong khu vực, hơn là ngoại
giao để “đàm phán” giải quyết vấn đề chủ quyền.
Trong khi hành động tàn bạo năm 1988 của
Trung Quốc tại Gạc Ma là vụ thảm sát “thế giới chưa từng
biết đến”, thì việc Bắc Kinh công bố một
cách trắng trợn video ghi lại vụ việc cung cấp cơ hội nữa để
chắc chắn rằng lần này nó lại như vậy.
—-
Tác giả: Ông Zumwalt là Trung tá Thủy quân Lục
chiến về hưu, đã từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, cuộc đổ bộ vào kênh
đào Panama và cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất. Ông thường viết bài phê bình
về những vấn đề chính sách đối ngoại và quốc phòng cho nhiều tờ báo. Ông cũng
là tác giả của 3 cuốn sách: “Bare Feet, Iron Will—Stories from the Other
Side of Vietnam ’s
Battlefields,” “Living the Juche Lie: North Korea ’s
Kim Dynasty” and “Doomsday: Iran —The
Clock is Ticking” .
Vùng tệp đính kèm:
Gửi từ
Lê Hoàng
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Cali-USA ngày 25.8.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Lê Hoàng
© Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gởi từ Cali-USA ngày 25.8.2014
Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet.Net Khi Trích Đăng Lại.
_________________________________________________
Tham khảo bản gốc tiếng Anh:
The Massacre “Not Heard
Around the World” - By James Zumwalt, Special for USDR
AUTHOR: BRIONNAMUYCO 10:02 am EST August 13,
2014
By James Zumwalt, Special for USDR
It is one of the most flagrant atrocities
in modern times.
The perpetrator did not report it but,
surprisingly, neither did the victim. On June 2012, a video of the
incident was released. It was done so, by the perpetrator, raising the question
as to why.
It was March 1988; the countries involved
were China and Vietnam .
The incident took place in the South China Sea where a dispute between the two
over ownership of the Spratly
Islands was ongoing and
exists to this day. The Spratlys are an archipelago of approximately 750 reefs,
islets, atolls, and islands.
The incident involved three reefs/atolls in
close proximity to each other
In anticipation the Chinese would attempt
to occupy the reefs, two Vietnamese transport ships, HQ-604 and HQ-605,
carrying 73 Vietnamese soldiers were ordered to land workers there to begin the
construction of forts.
Vietnamese soldiers landed on Gac Ma reef,
known on Western maps as the Johnson South Reef, on the evening of March 13. It
was there that the incident took place.
The two Vietnamese transport ships
presented only a cursory military threat. They were commercial vessels pressed
into service to carry troops and construction materials and, as such, were
lightly armed. They had to be within 500 meters of a target for their guns to
be effective.
With Vietnamese forces dropped there, the
two transport ships headed for the other two atolls.
As dawn came, Chinese warships approached
the reefs. Not only did they have their own landing force aboard transport
ships but their accompanying destroyers provided ample fire power to support
them ashore.
Vietnamese flags had been raised on Johnson
South reef and, by this time, on one other atoll, Co Lin.
Around 6 am, several small assault boats,
each loaded with well-armed marines, were launched from the Chinese transport
and headed for Johnson South Reef.
The Vietnamese immediately formed a 360
degree defensive perimeter with their flag in the center—in a configuration
dubbed “the immortal circle”—demonstrating their resolve to defend the reef at
all costs.
The Chinese unsuccessfully
attempted to penetrate the perimeter.
Lieutenant Phuong grabbed the Vietnamese
flag to prevent its capture, he was shot in the head. It was immediately picked
up by Nguyen Van Lanh, who held on to it until he was repeatedly stabbed and
shot. Miraculously surviving his attack, and as the Chinese withdrew, he and
other survivors found themselves subjected to an intense naval bombardment and
machine gun fire.
Simultaneously, the bombardment
was directed at the Vietnamese transports which, as expected, proved incapable
of returning return fire as the Chinese ships remained well out of range.
What is most disturbing about the
video is what happened next. At this point, the Vietnamese survivors on the
reef posed absolutely no threat to the Chinese. But the video shows Chinese
naval gunfire being concentrated on Johnson South Reef where the survivors had
no cover.
Gunfire rakes the reef as the
defenseless Vietnamese stoically stand, awaiting the final onslaught—their fate
sealed as one-by-one they fall into the water in defense of their soil. For
Chinese attackers, the challenge was the proverbial “shooting fish in a
barrel.”
The video leaves one in disbelief. The Vietnamese were sitting ducks.
One can only sense the helplessness they felt as the Chinese mercilessly began
to cut them down. Nine Vietnamese survivors were held for three years.
Today, China occupies the reef on which it
has built a base and is constructing an airfield.
The Vietnamese lost 64 courageous
soldiers that day. Among the survivors was the badly wounded Lanh.
But why would China , after 24 years of silence,
release the video?
The answer lies with China ’s
Haiyang Shiyou 981, a semi-submersible oil rig deployed on May 2, 2012 in the South China Sea near the Paracel islands- another island
chain, whose ownership is also disputed by the two countries. The move by China
triggered a number of confrontations at sea between the two.
A month later, China
unabashedly released the video as a veiled threat to Vietnam that what happened in 1988
could happen again.
Clearly China intends to use the threat of
its military might - unchallenged by any of its regional neighbors- rather than diplomacy to “negotiate” the
ownership issue.
While the 1988 atrocity by China
at Johnson South Reef was the massacre “not heard ‘round the world,” Beijing ’s subsequent
brazen release of a video documenting it provides another chance to ensure this
time it is.
A retired Marine, Lt. Colonel Zumwalt served in the Vietnam war, the U.S. invasion of Panama and the first Gulf war. He
regularly writes oped pieces on foreign policy and defense issues for various
publications. He is the author of three books: "Bare Feet, Iron Will- Stories
from the Other Side of Vietnam's Battlefields," "Living the Juche
Lie: North Korea 's Kim
Dynasty" and "Doomsday: Iran - The Clock is
Ticking."
The opinions expressed in the columns
written by US Daily Review's writers only reflect the opinion of the individual writer. If you disagree with something, we invite you to
engage our writers and carry on a thoughtful dialogue.
James Zumwalt
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét