Chuyện xưa - Nay mới nói - Kỳ 63 - “bùn nhơ đến tận cửu trùng…”
Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014
Hồi đó, năm 1970, tập thơ “Cửa mở” do NXB Văn Học vừa ấn hành đã gây xôn xao dư luận với những câu thơ “chọc giận” các nhà lãnh đạo. Thiên hạ lưu truyền những câu thơ “bóng gió, xỏ xiên“ chế giễu cái thói huênh hoang “cộng sản là nhất”, nhắm mắt nhắm mũi ca ngợi “xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn tư bản.“
“Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ...!
Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ.
Sự thơ ngây đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao”,
CHUYỆN XƯA - NAY MỚI NÓI - KỲ 63 - “bùn nhơ đến tận cửu trùng…” 
“Cửa
mở” và vụ án văn học 45 năm trước
Hồi đó, năm 1970, tập thơ “Cửa mở” do NXB
Văn Học vừa ấn hành đã gây xôn xao dư luận với những câu thơ “chọc giận” các
nhà lãnh đạo. Thiên hạ lưu truyền những câu thơ “bóng gió, xỏ xiên“ chế
giễu cái thói huênh hoang “cộng sản là nhất”, nhắm mắt nhắm mũi ca ngợi
“xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn tư bản.“
“Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt
hơn đồng hồ Thụy Sĩ...!
Mường tượng rằng trăng Trung Quốc
tròn hơn trăng nước Mỹ.
Sự thơ ngây đẹp tuyệt vời và ngờ
nghệch làm sao”,
Hoặc mượn lời lãnh tụ oán thán cái thói coi
rẻ mạng người trong chiến dịch Mật Thân 1968:
“Bác không bằng lòng gọi trận đánh
chết nhiều người là đánh đẹp”.
Hoặc chửi xéo lãnh đạo cấp cao:
“mặt trời cũng có vết đen…”
Hoặc :
“bùn nhơ đến tận
cửu trùng…”
Vào thời bao cấp, thời toàn trị, những câu
thơ như vậy bị coi là “phản động”. Lập tức các “văn thi sĩ” bẩm báo lên trên và
ông trùm văn hoá văn nghệ, quyền nghiêng thiên hạ Trường Chinh nổi giận đập bàn:
“Thật lạ một điều một tập thơ như vậy
mà lại do một thằng đi ra từ…Phủ Thủ tướng”.
Quả thực đó là một lời phán quyết đối với
nhà thơ Việt Phương, nguyên thư ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Không đầy vài
tháng sau, nhà thơ mất chức trong sự im lặng của cái ông đứng đầu Nhà nước Việt
Nam
lâu nhất trong lịch sử này. Ngay sau đó, một cuộc “đấu tố” được tổ chức gồm
toàn những “cây đa cây đề” của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa: Chế Lan
Viên, Huy Cận, Xuân Diệu….
Tuy nhiên “đánh chó ngó chủ nhà”,
lúc đó Việt Phương đang là thư ký Thủ tướng nên dù có “nịnh” đồng chí Trường
Chinh đến mấy chăng nữa, các đồng chí nhà văn nhà thơ của Đảng cũng vẫn phải dè
chừng Ngài Thủ tướng đương chức.
Mở đầu cuộc “đấu tố” – Giám đốc NXB Văn Học
Như Phong (còn gọi là anh Năm bé để phân biệt với anh Năm lớn tức “đồng chí”
Trường Chinh”) nhấn mạnh theo kiểu “quen cái thói lãnh đạo”:
“Sau khi tác giả trình bày ý định sáng
tác của mình, chúng ta sẽ hỏi thêm và sẽ góp ý kiến. Về tập Cửa mở mới ra
cũng có nhiều dư luận. Vì phạm vi thì giờ, nên hôm nay, chúng ta chỉ giới hạn
trong sự tìm hiểu và đánh giá nội dung tác phẩm, giúp tác giả khẳng định chỗ
được, chỗ chưa được. Những điểm thuộc về phong cách, nghệ thuật sẽ
bàn thêm về sau. Bây giờ mời đồng chí Việt Phương nói trước...”
Tội nghiệp nhà thơ, phải làm cái việc chẳng
khác gì kiểm điểm tội…hủ hoá. Và người ta cóc cần biết thơ anh hay hoặc dở mà
chỉ cần có đúng “lập trường của Đảng” hay không mà thôi. Tất nhiên,
trước một cuộc “đấu tố” toàn những “ông lớn” trong làng văn, nhà thơ Việt
Phương phải khẳng định ngay:
“Ý định người viết là viết về cuộc
chống Mỹ cứu nước, cuộc chiến đấu cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo
của Đảng ta, những ý nghĩ và tâm tình của người chiến đấu viên, người đảng viên
cộng sản trong cuộc chiến đấu ấy.”
Và hô to khẩu hiệu kẻo bị úp nón
cối “thằng phản động” thì nguy to:
“Đó là tình yêu và lòng gắn bó với
Đảng, với Bác, với dân tộc, với đồng chí và đồng bào, với nhân dân lao
động, mà tập thơ gọi là: những con người, những con người chân chính. Khi nói
con người, là nói nhân dân lao động chúng ta. ..Đó là lòng căm thù đối với đế
quốc Mỹ, đối với bọn xâm lược, áp bức, bóc lột, đối với chủ nghĩa tư bản, mà
tập thơ gọi là bày quỷ hay bầy thú dữ…”
Vậy nhưng dù có hô khẩu hiệu lớn đến đâu
chẳng nữa, nạn nhân cũng không thoát bị ”làm thịt”. Đồng chí nhà thơ kiêm cán
bộ cấp cao Huy Cận xắn tay áo:
“Có một số câu ở đôi bài có thể làm
cho người đọc này, nọ hiểu khác đi (tôi không nói hiểu sai) hiểu khác là có thể
hiểu đúng hay hiểu sai, nhưng khác với ý tác giả. Mà việc này, riêng tôi đã hai
lần giải thích cho một vài bạn đọc. Ví như: chúng ta đây ai cũng hiểu câu Đảng
là những mối lo đời thường trực là ý nói Đảng rất quan
tâm đến cuộc sống hàng ngày, nhưng đồng chí X là cán bộ tốt, bảo tôi
cũng có cách hiểu thứ hai. (Tức Đảng là nỗi lo thường trực của người
dân – NT) .Tôi bảo bất cứ câu thơ nào cũng có thể hiểu như vậy. Anh ta bảo:
những câu thơ ấy có thể biểu tượng hai mặt. Tôi trả lời: “Thế thì biểu tượng
hai mặt trong đầu anh, chứ tác giả khi viết nó có thế đâu”. Đó là sự hiểu khác,
tôi có thể giải thích được. Còn trường hợp ở câu Mở đài địch… mà vẫn
tin ở tương lai thì dù tôi hiểu đúng ý tác giả muốn nói: không sợ địch
khi mình đã mạnh - nhưng giải thích sao cho anh ta thông, đúng với quy định đọc
“bản tin mật” và khẩu hiệu “không nghe đài địch”, thì anh ta chưa chịu. Điều
này, mà cũng chỉ một vài điều này, để đồng chí Việt Phương xem đã cân nhắc kỹ
chưa? Câu Đảng lịm đi… tôi hiểu xuất xứ từ ý Mác, mà cũng có người
vặn vẹo. Nhưng thôi, phải đọc cả văn mạch người viết, không nên hiểu cắt khúc
đơn giản. Tôi nghĩ nếu anh Việt Phương chú thích thêm thì tốt hơn. Trong thơ
cũng cần chú thích. Ngay thơ đồng chí Sóng Hồng cũng có câu đồng chí ấy chú
thích. Duy chỉ có câu nói ý về “đồng hồ Liên Xô, trăng Trung Quốc”, thì chúng
tôi có nghĩ gây cho người đọc ngờ mình dè bỉu, dù tôi hiểu ý tác giả muốn nói
lúc đầu đi vào cách mạng còn ngây thơ…”
Tội nghiệp cho các nhà thơ cách mạng khi
làm thơ phải “chú thích” cho bọn phản động khỏi bóp méo thì còn gì là…thơ. Quy
định này nếu có từ thời cụ Nguyễn Du thì chắc chắn “Truyện Kiều” đã không
ra đời.
Giáo sư Hoàng Xuân Nhị, chuyên viên “cóp” sách
Liên xô, được dịp đánh hôi:
“Nhưng câu viết Đảng lịm đi thì thực
ra đồng chí cũng chưa hiểu hết chữ Déperir. Nhưng câu này sai ở chữ không còn
sống nữa, chủ quan tôi hiểu như vậy, còn bài này thì nhiều chỗ tốt, nhiệt tình.
Đấy, một số bài có lỗi nghĩ trừu tượng. Đoạn nói về đồng hồ Liên Xô, Trăng
Trung Quốc nhiều người không quen đồng chí thì không hiểu. Như tôi buổi đầu còn
du học thì tôi chưa tin Liên Xô. Về sau Đảng dạy mới tin. Hình tượng hoá sự
ngây thơ, dễ cho bọn xấu moi móc. Cơ bản đoạn đó, tôi không đồng ý, dù có sửa
chữ thì hình tượng đó cũng không nên dùng. Ngoài ra cũng có chỗ cần xét về mặt
sách lược; Đả De Gaulle, đả sinh tồn chủ nghĩa của J.P. Sartre là không đúng.
Câu viết: Ta đánh Mỹ, vậy thì
ta tồn tại đã đúng chưa? Lẽ nào chỉ có đánh Mỹ ta mới tồn tại? Cần gì phải
chọi lại Descartes…”
Ông Giáo sư Hoàng Trinh, tác giả cuốn “Phương
tây văn học và con người”, người đã
gây cho bao thế hệ các nhà văn VIỆT NAM ngộ nhận đã nắm hết được đủ thứ trào
hưu hiện đại qua cuốn sách “ trói voi bỏ rọ” và sai be bét
của ông, cũng nhảy ra răn dậy nhà thơ:
“Có một số đoạn gây hiểu lầm là vì
quan niệm đơn giản về tình hình văn nghệ, do tác giả chủ quan. Chưa biết bạn
đọc thường hay liên hệ với toàn bộ bối cảnh, dù người ta có tin cậy anh Việt
Phương thì vẫn cứ liên hệ. Tôi chỉ xin cung cấp một kinh nghiệm. Hiện nay châu
Âu đang thịnh hành quan điểm “con người tự lừa dối” (Autohypocrisie và nó kích
sáng tác phải tìm tòi, “nói thật”). Tôi nghĩ bây giờ ta nên chống những quan
điểm xét lại là chính, đồng thời cũng chống sơ lược, giáo điều. Tôi hiểu anh
Việt Phương không muốn bình thường, muốn sáng tạo và về cơ bản tập thơ thì ai
cũng hiểu động cơ tốt. Nhưng động cơ sáng tác tốt mà thể hiện chưa được hoan
nghênh lắm thì cũng nên suy nghĩ , nhất là chú ý đừng “tiền phong chủ nghĩa”.
Nhà thơ Chế Lan Viên, vốn coi “thơ triết
lý” là món độc quyền của mình nên răn đe Việt Phương chớ có xớ rớ vào đó:
“Nói tình yêu cũng có suy nghĩ chứ
không riêng trai gái. Có sự dũng cảm. Nhưng vì thiếu vốn sống cụ thể nên có bài
rơi vào duy lý, không khéo sa vào duy tâm. Ví như: bây giờ thì đã cần đặt vấn
đề “ nỗi đau trái đất” làm gì?”
Ông nhà thơ “con nai vàng ngơ ngác”
tức Lưu Trọng Lư, vốn là Vụ trưởng Vụ văn nghệ nhắc nhở “quan điểm quần chúng”
cho nhà thơ:
“Trước hết, Đảng gọi chúng ta vào
thực tế là đúng. Sau đó phải nhớ câu hỏi: ai đọc chúng ta? Tôi không dám nói là
“siêu hình” như anh Nhị, nhưng cũng nên rỉ tai nhau chú ý.”
Ông nhà thơ Xuân Diệu nổi tiếng vì xuống cơ
sở hay…”vòi ăn”, thì chơi bài nước đôi:
“Hôm nay tôi cũng khẳng định chính
trị tư tưởng của nó là tốt (tuy trong sách lược địch, ta, còn có chỗ hở như
mắng De Gaulle, đả tháp Eiffel… Đứng về tư tưởng thì không nên hợm mình mà đả
tháp Eiffel). Về chính trị tư tưởng tốt, vậy thì do đâu mà có phản ứng ở vài
bài? Một phần có va chạm người đọc, người đọc cho là tác giả kiêu. Tôi đồng ý
cảnh giác cái kiêu cá nhân, nhưng đã là cái “kiêu” tự hào của anh thi sĩ, coi
mình như long như hổ thì đúng và không sợ…”
Ông Vũ Đức Phúc, nguyên Viện trưởng Viện
Văn học, nhà phê bình mác xít hơn cả cộng sản nhân dịp này bầy tỏ lập trường:
“Đọc cả tập thì được, nhưng tách ra
còn có vấn đề. Câu Trận đánh tuyệt đẹp: không
nên hiểu Bác là một anh tiểu tư sản. Tôi đồng ý có người suy
luận, bẻ queo. Không cứ gì với thơ Việt Phương mà tôi viết lý luận cũng có
người bẻ queo. Đến Mác-Ăng-ghen cũng còn có người giải thích sai! Cho nên nói
về Bác, về Đảng là phải thận trọng. Không tán thành ý nói có hai sự thật và
muốn giấu đi. Ý thơ Bác là phải vút lên: Bỗng nghe vần thắng vút lên
cao. Ta phải hiểu từ đó mà tìm cái tiến lên, phấn khởi. Cái đau khổ không
phải là cách mạng chân chính…”
Vậy phàm là người cách mạng chân chính thì
bố chết mẹ chết, con cái chết cũng không được đau khổ ? Đây là cốt lõi của lý
thuyết “cách mạng không có bi kịch” một thời đã hành hạ biết bao văn nghệ sĩ
khiến họ không dám nhỏ mọt giọt nước mắt khi không biết bao nhiêu dân vô tội đã
chết thảm trong dịp Tết Mậu Thân.
Sau cuộc họp kiểm điểm tất nhiên ông Việt
Phương phải rời khỏi Phủ Thủ tướng để đi làm… cán bộ nghiên cứu cho tới ngày nay.
Thời gian như vó câu qua cửa, mới đó mà đã
qua 45 năm rồi. Thời nay tuy có cởi mở hơn thời tập thơ “Cửa mở” ăn
đòn nhưng về căn bản, các rường mối, phép tắc thì vẫn y chang vậy. Những người
có mặt trong buổi họp đấu tố Việt Phương phần lớn đã đi theo bác Hồ nhưng nối
tiếp họ vẫn là cả một hàng ngũ hùng hậu hơn, sắt máu hơn.. những nhà văn, nhà
nghiên cứu Vũ Hạnh, Trần Trọng Đăng Đàn, Trần Thanh Đạm, Mai Quốc
Liên….vẫn còn nhan nhản ra đó.
©
Tác giả giữ bản quyền.
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi từ TP. Sài Gòn ngày 24.8.2014 Xin Vui Lòng Ghi Rõ nguồn VanDanViet Khi Trích Đăng Lại.
_______________________________________________
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét